Tài trợ không hoàn lại là nguồn vốn cần thiết để doanh nghiệp phát triển dự án mà không phải lo ngại nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ quy trình tiếp cận sự hỗ trợ này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết từng bước để xin tài trợ vay không hoàn lại hiệu quả nhất.
Các tổ chức, chính phủ, quỹ phi lợi nhuận có sự hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đó mà không cần hoàn lại để triển khai dự án có lợi cho lĩnh vực xã hội, môi trường, kinh tế. Tuy không phải hoàn lại tiền nhưng doanh nghiệp xin tài trợ cần đáp ứng điều kiện và cam kết theo yêu cầu riêng.
Trong đó việc xin tài trợ cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Do vậy các doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ điều kiện, các bước xin tài trợ để mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn.
Việc xin tài trợ không hoàn lại không hề dễ mà đòi hỏi quy trình chi tiết với sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Các bước mà doanh nghiệp cần nắm vững để thực hiện xin tài trợ hiệu quả như sau:
Đầu tiên doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu dùng nguồn vốn tài trợ để làm gì. Ví dụ mục đích để phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường hay nghiên cứu các công nghệ mới. Khi đưa ra mục tiêu rõ nét thì cơ hội nhận tài trợ sẽ càng cao hơn.
Có rất nhiều tổ chức cung cấp tài trợ không hoàn lại cho doanh nghiệp khác nhau. Do đó, đơn vị của bạn cần tìm hiểu kỹ để xác định chương trình phù hợp với lĩnh vực hay mục tiêu đề ra.
Bạn có thể tham khảo các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ khởi nghiệp sáng tạo, quỹ từ Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc, tổ chức phi lợi nhuận, quỹ tài trợ tư nhân hay công ty VPR. Mỗi địa chỉ có các yêu cầu và quy trình xét duyệt tài trợ khác nhau.
Chương trình tài trợ thường đưa ra các điều kiện và tiêu chí cụ thể liên quan mà chúng ta cần tìm hiểu. Doanh nghiệp cần xem xét để biết mình có đủ điều kiện tham gia nhận nguồn vốn này hay không. Trong đó, các điều kiện cơ bản kể đến như thuộc lĩnh vực ưu tiên tài trợ, đưa ra kế hoạch cụ thể và tuân thủ báo cáo tiến độ sử dụng nguồn vốn đã chi.
Yếu tố quan trọng để thuyết phục nhà tài trợ cung cấp vốn là hồ sơ xét duyệt. Một bộ hồ sơ xin nhận tài trợ vốn vay không hoàn lại đầy đủ và chuyên nghiệp thường bao gồm các loại giấy tờ như:
Sau khi hoàn tất hồ sơ chính xác đầy đủ thì doanh nghiệp nộp theo đúng thời hạn và hình thức mà nhà tài trợ yêu cầu. Sau đó, đơn vị cần thường xuyên theo dõi thông tin xét duyệt hồ sơ để kịp thời bổ sung thông tin nếu cần.
Một số chương trình tài trợ đặc biệt sẽ yêu cầu doanh nghiệp thuyết trình về dự án. Đây là cơ hội để bạn giải thích các mục nội dung chi tiết hơn và thuyết phục để chương trình của bạn xứng đáng nhận hỗ trợ.
Nếu được chấp thuận tài trợ không hoàn lại thì doanh nghiệp sẽ thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Song song đó là việc báo cáo tiến độ triển khai, sử dụng vốn và kết quả đảm bảo tính minh bạch cho nhà tài trợ.
Để tăng cơ hội nhận tài trợ không hoàn lại thì doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố như sau:
Trên đây là hướng dẫn các bước để doanh nghiệp có thể xin tài trợ không hoàn lại. Đây là cơ hội lớn nên doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư nghiêm túc và tận tâm để nhận được vốn và tiến xa hơn trên hành trình phát triển.