• (024) 73.044.568

  • Lợi ích của tài trợ không hoàn lại với ngành xuất khẩu

    Ngành xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, công cụ hỗ trợ hiệu quả để ngành xuất khẩu phát triển là nguồn tài trợ không hoàn lại. Vậy, vốn không hoàn lại mang lại lợi ích gì cho ngành xuất khẩu sẽ được giải đáp chi tiết qua nội dung dưới đây.

    Nguồn tài trợ không hoàn lại là gì?

    Nguồn tài trợ không hoàn lại là gì?

    Đây là hình thức hỗ trợ tài chính mà tổ chức hoặc doanh nghiệp được tài trợ sẽ không cần hoàn trả vốn. Nguồn tài trợ này thường đến từ nhiều đơn vị như chính phủ, tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay quỹ phi lợi nhuận.   

    Nguồn vốn này sẽ giúp doanh nghiệp giảm áp lực tài chính, tạo điều kiện thuận lợi phát triển chiến lược xuất khẩu. Đây là điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng thị trường quốc tế.

    Lợi ích tài trợ không hoàn lại đối với ngành xuất khẩu

    Bạn đang muốn tìm hiểu về lợi ích của nguồn tài trợ vốn không hoàn lại đối với lĩnh vực xuất khẩu? Hãy tham khảo các điểm nổi bật mà doanh nghiệp nhận được khi thực hiện hợp tác này như sau: 

    Giảm thiểu về chi phí và rủi ro tài chính

    Giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi kinh doanh là lợi ích đầu tiên nhận được cho quá trình hợp tác này. Cụ thể doanh nghiệp sẽ dễ đầu tư vào nghiên cứu nhằm cải tiến sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế với nguồn vốn không cần lo lắng.   

    Các chương trình tài trợ này còn giúp công ty có cơ hội thử nghiệm thị trường mới mà hạn chế nguy cơ mất vốn. Ví dụ việc tài trợ chi phí tham gia hội chợ thương mại quốc tế ở thị trường lớn như EU, Mỹ.

    Tăng năng lực cạnh tranh của đơn vị kinh doanh

    Tăng năng lực cạnh tranh của đơn vị kinh doanh

    Tài trợ không hoàn lại là nguồn vốn hữu ích giúp doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ mới để cải tiến dây chuyền sản xuất. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong bối cảnh công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ.

    Đơn vị cũng có thể dùng nguồn tài trợ để tổ chức chương trình đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ cần thiết cho việc sản xuất để công ty đáp ứng yêu cầu khắt khe về sản phẩm của thị trường quốc tế.

    Xây dựng hình ảnh và thương hiệu hiệu quả

    Hiện nay các nguồn tài trợ không hoàn lại sẽ đi kèm với chương trình quảng bá thương hiệu trên trường quốc tế. Với việc tài trợ chi phí tham gia hội chợ, triển lãm, chiến dịch marketing sẽ tăng cơ hội xây dựng hình ảnh tốt hơn. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ tài chính này thì công ty có thể dễ dàng đạt chứng nhận như ISO, FDA, CE, tăng thêm sự tin tưởng từ khách quốc tế. 

    Thúc đẩy việc xuất khẩu bền vững

    Các chương trình tài trợ không hoàn lại có mục tiêu phát triển bền vững, phát triển các sản phẩm xanh, giảm thiểu tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhận tài trợ sẽ được khuyến khích thực hiện dự án cộng đồng, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và quốc gia.

    Việc nhận tài trợ không hoàn lại có thách thức gì?

    Việc nhận tài trợ không hoàn lại có thách thức gì?

    Nguồn vốn tài trợ không hoàn lại đem đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay. Tuy nhiên để nhận được vốn này cũng phải đối mặt không ít thách thức đề ra như 

    • Việc xin tài trợ vốn không hoàn lại sẽ yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chi tiết, có thông tin minh bạch về sử dụng vốn và kế hoạch rõ ràng. Hơn nữa đơn vị cần đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe của tổ chức cấp tài trợ. 
    • Công ty cần đảm bảo rằng nguồn tài trợ được sử dụng đúng với mục đích và đạt hiệu quả cao theo yêu cầu đề ra.
    • Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu tăng cao nên có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc xin tài trợ nguồn vốn này. Đây cũng là thách thức đối với các công ty hiện nay khi hoạt động về xuất khẩu cần vốn. 

    Cách tối ưu hóa lợi ích từ tài trợ không hoàn lại

    Doanh nghiệp muốn tối ưu hóa lợi ích khi xin tài trợ vốn không hoàn lại cần thực hiện các cách như sau:  

    • Công ty cần đưa ra kế hoạch sử dụng tài trợ cụ thể với việc đầu tư sản phẩm hay có chiến lược mở rộng kinh doanh. Các kế hoạch đề ra tỉ mỉ, chỉn chu, chi tiết để đảm bảo tối ưu hóa lợi ích cao nhất. 
    • Liên kết tổ chức xúc tiến thương mại như VCCI, hiệp hội ngành hàng để có thể tận dụng tối đa chương trình tài trợ khác nhau.
    • Tìm hiểu mọi thông tin từ các quỹ quốc tế và chính phủ chi tiết để không bỏ lỡ cơ hội xin tài trợ.  
    • Sử dụng nguồn tài trợ không cần hoàn lại để thực hiện nghiên cứu và phân tích thị trường tiềm năng. Đây là cơ sở để công ty đưa ra chiến lược xuất khẩu hiệu quả để phát triển tốt hơn.

    Tài trợ không hoàn lại là công cụ quan trọng để các công ty xuất khẩu phát triển bền vững, mở rộng thị trường quốc tế. Tuy nhiên, công ty cần có các chiến lược rõ ràng, chi tiết, hồ sơ đầy đủ tăng tính cạnh tranh khi xin tài trợ. Hãy liên hệ VPR để được tư vấn thêm về xin tài trợ vốn vay không hoàn lại này.