• (024) 73.044.568

  • Quy trình lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp đối với doanh nghiệp

    Lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp là điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Vậy quy trình thực hiện như thế nào và cần lưu ý gì khi chọn đối tác? Hãy tham khảo nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về các bước tìm kiếm đối tác này nhé!

    Tại sao việc chọn đối tác kinh doanh phù hợp lại quan trọng?

    Tại sao việc chọn đối tác kinh doanh phù hợp lại quan trọng?

    Bạn có biết, lựa chọn đối tác để kết hợp là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh. Tầm quan trọng của việc chọn đúng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả lâu dài khi phát triển của đơn vị như:  

    • Đối tác phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng nguồn lực, cải thiện hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh. Hợp tác là chia sẻ lợi nhuận và là sự phối hợp giữa hai bên về chiến lược cũng như tầm nhìn dài hạn. 
    • Khi doanh nghiệp chọn sai đối tác có thể gây ra vấn đề mâu thuẫn nội bộ, thiếu minh bạch về tài chính, giảm uy tín. Chính vì thế để doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro thì cần chú ý trong khâu chọn đối tác. 

    Các bước trong quy trình lựa chọn đối tác kinh doanh

    Doanh nghiệp băn khoăn không biết triển khai chọn đối tác phù hợp như thế nào? Hãy tham khảo quy trình các bước tìm kiếm và chọn đối tác như sau: 

    Bước 1: Xác định mục tiêu hợp tác

    Đầu tiên doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu hợp tác là gì. Ví dụ mục tiêu ngắn hạn là tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Hoặc các mục tiêu dài hạn hơn như phát triển thương hiệu, chia sẻ công nghệ, tạo dựng quan hệ đối tác chiến lược.

    Việc xác định mục tiêu chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá liệu đối tác tiềm năng phù hợp yêu cầu này hay không. Từ đó có thể khoanh vùng lại các đối tác phù hợp, hạn chế quy mô tìm kiếm.

    Bước 2: Nghiên cứu và tìm kiếm đối tác tiềm năng

    Nghiên cứu và tìm kiếm đối tác tiềm năng

    Xác định mục tiêu lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp xong thì bước tiếp theo là tiến hành nghiên cứu kỹ càng. Có nhiều kênh thông tin để bạn tìm kiếm như tại các hội thảo, sự kiện ngành nghề. Hoặc bạn có thể sử dụng các nền tảng như LinkedIn, website thương mại để kiếm thông tin đối tác. Ngoài ra các mối quan hệ trong kinh doanh cũng là cơ hội tốt để giới thiệu đối tác đáng tin cậy. 

    Bạn cần đánh giá thông tin về các đơn vị đó chính xác, cụ thể. Ví dụ như hồ sơ công ty, uy tín thương hiệu trên thị trường và báo cáo liên quan.

    Bước 3: Đánh giá năng lực và giá trị tiềm năng của đối tác 

    Đánh giá năng lực tài chính đối tác là cách để doanh nghiệp có thể nhận định họ có đủ nguồn lực để duy trì mối quan hệ hợp tác hay không. Đơn vị cần kiểm tra về báo cáo tài chính, khả năng thanh khoản hay mức độ đầu tư của đối tác hiện tại.

    Bên cạnh đó, các đối tác có thương hiệu mạnh, nổi tiếng sẽ giúp tăng thêm sự uy tín và giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó đừng quên đánh giá về giá trị, uy tín thương hiệu qua kênh truyền thông hay phản hồi từ khách hàng, đối tác cũ.

    Cuối cùng, cần xem xét sự tương đồng về giá trị cốt lõi và mục tiêu dài hạn hai bên để có sự hợp tác bền vững.

    Bước 4: Tiến hành đàm phán và thỏa thuận với đối tác

    Tiến hành đàm phán và thỏa thuận với đối tác

    Hãy đảm bảo rằng cả hai bên sẽ hiểu rõ và đồng thuận mọi điều khoản hợp tác đưa ra. Trong đó bao gồm quy định trách nhiệm của mỗi bên, phân chia lợi nhuận chi phí và xử lý tranh chấp nếu có. Đây là bước quan trọng trong quy trình lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp tránh các mâu thuẫn xảy ra.

    Hợp đồng hợp tác khi soạn thảo cần xây dựng rõ ràng, chi tiết và bảo vệ quyền lợi hai bên. Hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia pháp lý để đảm bảo không có điều khoản gây bất lợi nào cho doanh nghiệp.

    Bước 5: Theo dõi và đánh giá hiệu quả hợp tác hai bên

    Sau khi đã lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp và ký kết hợp đồng thì việc theo dõi và đánh giá hiệu quả là điều cần thiết. Có nhiều chỉ số phục vụ việc đánh giá này như tăng trưởng doanh số, hài lòng của khách hàng, thời gian hoàn thành mục tiêu hợp tác. Đơn vị cũng cần tổ chức các buổi họp định kỳ để giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời và đánh giá tiến trình hợp tác.

    Những lưu ý khi lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp

    Doanh nghiệp của bạn đang muốn tìm kiếm các đối tác kinh doanh cho dự án triển khai cần lưu ý các điều sau: 

    • Ngoài giá cả nên cân nhắc thêm các yếu tố khác về đối tác như uy tín, giá trị lâu dài có thể mang lại. 
    • Sự minh bạch là nền tảng cho các mối quan hệ hợp tác bền vững nên cần đảm bảo hai bên có những trao đổi rõ ràng. 
    • Nếu đối tác không đáp ứng được kỳ vọng thì hãy chuẩn bị các phương án  chấm dứt hợp tác chuyên nghiệp.

    Lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp là quá trình đòi hỏi sự cẩn trọng cũng như phân tích kỹ lưỡng. Bởi điều này giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu ngắn hạn và xây dựng nền tảng vững chắc để tăng sự bền vững.