Ngành may mặc là lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay với nhiều cơ hội và thách thức lớn. Việc tận dụng các nguồn lực hỗ trợ như gói tài trợ không hoàn lại chính là điều cần thiết để doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, liệu ngành may mặc có nên tham gia gói tài trợ này không sẽ được trả lời chi tiết trong bài viết sau.
Đây là khoản hỗ trợ tài chính mà doanh nghiệp có thể nhận được từ chính phủ, tổ chức phi chính phủ, quỹ quốc tế nhưng không phải hoàn trả lại. Trong đó mục tiêu chính của các gói này là thúc đẩy phát triển bền vững, tăng năng lực sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đối với ngành may mặc, tài trợ này chính là nguồn lực quan trọng nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, môi trường làm việc, phát triển sản phẩm.
Doanh nghiệp ngành may mặc hoàn toàn nên đăng ký tham gia các gói tài trợ vốn không hoàn lại. Điều này dễ hiểu bởi các lợi ích có thể nhận được khi nhận nguồn vốn này như sau:
Ngành may mặc cần nguồn vốn đầu tư lớn vào nguyên liệu, nhân công cũng như máy móc. Do đó, gói tài trợ không hoàn lại là giải pháp tối ưu để giảm bớt gánh nặng chi phí với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hơn nữa, tài trợ vốn còn giúp các doanh nghiệp dễ tiếp cận và ứng dụng công nghệ tự động hóa hoặc phần mềm quản lý vào sản xuất, kinh doanh. Ví dụ nhận vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn xanh, tiết kiệm năng lượng.
Nhiều gói tài trợ hỗ trợ cho doanh nghiệp lĩnh vực may mặc đạt chứng nhận cần thiết như ISO, SA 8000, BSCI. Từ đó mà các sản phẩm sản xuất ra dễ thâm nhập dễ dàng vào các thị trường quốc tế như EU, Mỹ. Lúc này sẽ gia tăng uy tín và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Việt.
Mặt khác, phần gói tài trợ thường được phân bổ để đào tạo cho công nhân may mặc về kỹ năng và quản lý chất lượng. Đây cũng là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả lao động cho doanh nghiệp lên đến 30%.
Gói tài trợ không hoàn lại từ tổ chức quốc tế sẽ tập trung mục tiêu bảo vệ môi trường để đơn vị có thể áp dụng quy trình sản xuất thân thiện, xanh. Ví dụ hỗ trợ tài chính sử dụng nguyên liệu tái chế, cải thiện xử lý nước thải.
Doanh nghiệp may mặc nhận nguồn vốn này cần thực hiện chương trình hỗ trợ cộng đồng, xây dựng nhà máy xanh. Từ đó sẽ nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và ổn định nguồn lao động.
Ngành may mặc cần tiến hành tận dụng mọi nguồn lực để phát triển tốt hơn. Trong đó, gói tài trợ cho vay không hoàn lại sẽ giúp đơn vị giảm chi phí và mở ra cơ hội tiếp cận thị trường lớn.
Doanh nghiệp nên cân nhắc tham gia xét duyệt nhận nguồn vốn tài trợ này khi:
Lưu ý, nguồn tài trợ không hoàn lại chỉ là công cụ hỗ trợ nên công ty cần có sự kết hợp với chiến lược phát triển bền vững tăng lợi thế lâu dài. Sử dụng tài trợ đúng sẽ đi kèm đầu tư vào công nghệ, thương hiệu.
Để tăng cơ hội nhận các gói tài trợ không hoàn lại thì doanh nghiệp may mặc cần thực hiện các điều sau:
Các công ty may mặc chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn hay đơn vị chuyên nghiệp. Từ đó sẽ gia tăng khả năng nhận được tài trợ nguồn vốn vay này. Bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và kết nối quỹ tài trợ phù hợp.
Tham gia các gói tài trợ không hoàn lại là cơ hội lớn giúp cho doanh nghiệp ngành may mặc tăng năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Lưu ý doanh nghiệp cần có kế hoạch rõ ràng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và nên chọn đơn vị tư vấn hỗ trợ phù hợp để đạt thành công xin xét duyệt.