• (024) 73.044.568

  • THỊ TRƯỜNG VỐN Ở VIỆT NAM (Phần 3)

    Giải pháp phát triển thị trường vốn ở Việt Nam

    Với thực trạng thị trường vốn mà chúng tôi đã đề cập ở bài trước, dưới đây là một số giải pháp phát triển thị trường vốn an toàn và hiệu quả được đề xuất như sau:

    • Kiện toàn thể chế thị trường vốn. Trên cơ sở tham chiếu thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để có sự điều chỉnh phù hợp, phát triển các thể chế còn đang khuyết, nhằm đảm bảo tính đồng bộ của khung pháp lý, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thị trường chủ động hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, song vẫn đảm bảo các yêu cầu thận trọng, an toàn đối với khu vực tài chính, với vấn đề ổn định vĩ mô và hỗ trợ phát triển kinh tế.

    • Tăng cường nguồn cung sản phẩm chất lượng trên thị trường thông qua việc nâng cao quy định về phát hành, niêm yết, phát triển các sản phẩm mới và quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

    • Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, thu hút thêm nguồn vốn cho thị trường vốn; Phát triển hệ thống nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư tổ chức có nguồn vốn dài hạn như các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí bắt buộc, quỹ hưu trí bổ sung, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước thông qua các biện pháp khuyến khích đầu tư và thành lập quỹ đầu tư như quy định tỷ lệ phân bổ đầu tư, ưu đãi thuế, v.v…

    • Tăng cường sự tham gia của các định chế tài chính, công ty quản lý đầu tư, công ty đầu tư/tài trợ vốn cho dự án, nhà đầu tư khác Việt Nam và quốc tế cùng với các chính sách và quy định bảo vệ nhà đầu tư.

    • Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường. Tiếp tục tăng cường tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoá, v.v… nhằm nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo các tổ chức này hoạt động lành mạnh, tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Đồng thời, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua việc giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo giữa doanh nghiệp và ngân hàng, ngân hàng và công ty chứng khoán cùng các công ty đầu tư tài chính khác.

    • Hoàn thiện cấu trúc thị trường trái phiếu. Cần xây dựng thị trường đồng bộ từ khung pháp lý cho đến các hoạt động trên thị trường sơ cấp, thứ cấp, phát triển nhà đầu tư cũng như các dịch vụ đi kèm.

    • Tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, cơ sở hạ tầng, công nghệ; hoàn thiện mô hình đối tác bù trừ trung tâm; xây dựng và triển khai kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

    • Nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm. Bên cạnh đó, đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm.

    • Nâng cao hiệu quả kiểm soát vốn. Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững, Việt Nam cần có một lượng lớn vốn đầu tư tăng thêm mỗi năm. Tuy nhiên, khi dòng vốn vào không được kiểm soát, sử dụng không hiệu quả, thì bất ổn tài chính sẽ nảy sinh. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách để đối phó với dòng chảy vốn trong giai đoạn đầu hội nhập.

    (Thông tin được tổng hợp)